Tiếng Trung giản thể và phồn thể là gì? Cách phân biệt

tiếng trung giản thể

Tiếng Trung giản thể là gì? Nên học Tiếng Trung Giản thể hay không? Lịch sử hình thành của nó ra sao? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn phân vân khi bắt đầu học tiếng Trung. Để tìm thấy câu trả lời đúng đắn cho những phân vân của mình, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nó.

tiếng trung giản thể

Tiếng Trung giản thể là gì?

Tiếng Trung giản thể là loại chữ được viết ngắn gọn lại của Tiếng Trung phồn thể trong tiếng Trung, được đơn giản hóa một số bộ hoặc thành phần tạo nên các chữ từ chữ truyền thống.

Tiếng Trung giản thể được lập ra từ năm 1950 đến nay có khoảng 2.500 chữ giản lược. nó được lập ra với mục đích xóa mù chữ cho người dân dễ học hơn.

Hiện nay chữ giản thể được sử dụng thông dụng nhất tại:

  • Trung Quốc.
  • Singapore.
  • Ngoài ra còn được sử dụng ở một số nước khác.

Lịch sử hình thành Tiếng Trung giản thể

Ngày 1 tháng 2 năm 1920, Tiền Huyền Đồng đã đăng bài “Đề nghị giảm nét trong chữ Hán” lên tạp chí Thanh niên mới.

Ngày 21 tháng 8 năm 1935, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân quốc đã công bố “Bảng chữ Hán giản thể đợt thứ nhất”. Ngày 5 tháng 2 năm sau phải bỏ đi vì bị phản đối dữ dội. Tháng 2 năm 1936 Viện Hành chính của Trung Hoa Dân quốc ra lệnh tạm gác lại thi hành chữ Hán giản thể.

Ngày 25 tháng 3 năm 1952, Ủy ban nghiên cứu cải cách chữ viết thành lập. Nhóm chỉnh lý chữ Hán bắt đầu soạn “Bản nháp bảng giản ước chữ Hán thường dùng”.

Ngày 7 tháng 1 năm 1955, Ủy ban cải cách chữ viết công bố “Bản nháp phương án giản ước chữ Hán”, có ba bảng: “Bảng giản ước 798 chữ Hán”, “Bảng bỏ đi 400 chữ thể lạ”, “Bảng giản ước cách viết bộ thủ chữ Hán” Trong “Lời giải thích Bản nháp phương án giản ước chữ Hán” có viết: “Thông qua việc thảo luận bản nháp, chúng tôi mong muốn mọi người sẽ cùng nhau cố gắng nghiên cứu việc cải cách chữ Hán và tạo ra điều kiện thuận lợi để tiếp tục điều chỉnh lại chữ Hán, thực hành đánh vần chữ viết.”

Tháng 1 năm 1955, Ủy ban cải cách chữ viết giải thích chữ Hán khó thay đổi thành chữ cái Latinh trong thời gian ngắn. Sau khi bắt đầu thực hành chữ viết đánh vần thì sẽ có thời kỳ chuyển tiếp dùng cả chữ mới lẫn chữ cũ. Chữ Hán vẫn còn là loại chữ quan trọng không thể thiếu trong khoảng thời gian nhất định. Ba cách thức giản ước được đưa ra: nét, số chữ, và cách viết.

Vài ngày 28 tháng 1 năm 1956, Viện Quốc vụ của Trung Quốc đã đồng ý thông qua Nghị quyết liên quan tới việc công bố Phương án giản ước chữ Hán.

Ngày 31 tháng 1 năm 1956, tờ Nhật báo Nhân dân in toàn bộ bản nghị quyết của Viện Quốc vụ cùng kế hoạch giản ước chữ Hán.

Ngày 10 tháng 1 năm 1958, Chu Ân Lai đã công bố bản báo cáo “Nhiệm vụ cải cách chữ viết hiện nay”, đồng thời ông đã tố cáo “một vài phần tử giữ cũ đã tiến đánh cải cách chữ viết một cách độc ác, nói việc giản ước chữ Hán bị hỏng và bị nhân dân phản đối. Họ đòi Viện Quốc vụ thu lại kế hoạch, thu lại ‘Phương án giản ước chữ Hán’”. Bản báo cáo trả lời việc giản ước chữ Hán “ăn khớp với quyền người dân, được người dân hăng hái tiếp nhận” và được ủng hộ vững vàng.

Tháng 5 năm 1964, Ủy ban cải cách chữ viết đã cho ra đời bản “Tổng bảng chữ Hán giản thể”, bao gồm ba bảng, có tất cả 2.236 chữ. Bảng thứ nhất gồm có 352 chữ Hán giản thể không dùng làm bộ thủ. Bảng thứ hai gồm có 132 chữ Hán giản thể có thể dùng làm bộ thủ. Bảng thứ ba gồm có 1.754 chữ mở rộng từ bảng thứ hai.

Ngày 20 tháng 12 năm 1977, “Bản nháp Phương án giản ước chữ Hán thứ hai” được công bố, gọi là “chữ Hán giản thể lần hai”.

Ngày 24 tháng 6 năm 1986, Viện Quốc vụ tuyên bố bỏ đi “Bản nháp Phương án giản ước chữ Hán thứ hai”.

Ngày 10 tháng 10 năm 1986, bản “Tổng bảng chữ Hán giản thể” được công bố lại, in lên tờ Nhật báo Nhân dân vào ngày 15 tháng 10. Trên đó đã công bố có tất cả 2274 chữ Hán và 14 bộ thủ được giản ước. Không có chữ hiếm thấy được giản ước dựa vào sự giống nhau như uân 赟 (贇), và điệp 叠 (疊), phúc 覆, tượng 像, la 囉 không còn giản ước thành 迭, 复, 象, 罗 nữa.

Vào năm 1993, Bộ Giáo dục của Singapore sửa bảng “Liệt kê chữ Hán giản thể” được ban hành vào năm 1976 cho giống Tổng bảng chữ Hán giản thể của Trung Quốc.

Ngày 5 tháng 6 năm 2013, Viện Quốc vụ công bố “Bảng chữ Hán thường dùng mẫu mực”, có “Bảng so sánh chữ mẫu mực và chữ Hán phồn thể, chữ Hán thể lạ”. Việc thường dùng chữ Hán trong xã hội phải đúng “Bảng chữ Hán thường dùng mẫu mực”.

Lịch sử hình thành Tiếng Trung giản thể

Nguyên tắc giản ước và thí dụ kiểu giản ước hợp lại của Tiếng Trung giản thể

Nguyên tắc giản ước

Năm 1922, nguyên tắc chữ Hán giản thể có thể truy lên đề nghị của Tiền Huyền Đồng.

Tám nguyên tắc giản hoá là: chữ vay mượn, chữ hình thanh, chữ bộ thủ, tiêu chuẩn hoá Thảo thư, chữ đặc trưng, chữ vành, chữ hội ý và chữ phù hiệu. Mặc dù ra đời trước Tiền Huyền Đồng và không được rõ ràng để bao hàm các phương pháp giản ước chữ Hán cụ thể, các nguyên tắc này đủ điển hình, chính sách giản ước đã được dùng rất nhiều.

Các nguyên tắc nghiên cứu sửa chữa chữ Hán giản thể đang có của Trung Quốc là như sau:

  • Đơn giản.
  • Tiêu chuẩn hoá: Bỏ đi chữ thể lạ, nhấn mạnh tính hình thanh giữ nguyên tính biểu ý.
  • Ổn định.
  • Thực dụng.
  • Đẹp mắt vừa đúng.

Năm 1952, Ủy ban nghiên cứu cải cách chữ viết của Trung Quốc quyết định lấy “thuật nhi bất tác” làm nguyên tắc để giản ước chữ Hán. Cùng năm đó, Mao Trạch Đông đã chỉ ra “giản ước” là giản ước lối chữ, cũng là hợp lại chữ Hán để giảm bớt số chữ mẫu mực.

Thí dụ giản ước kiểu hợp lại

Trong tiếng Trung giản thể có không ít chữ được hợp lại thành chữ khác lúc giản ước, cụ thể có ba tình huống:

  • Dùng những chữ xưa trước đó đơn giản thay vì chữ thời nay.
  • Dùng những chữ Hán giản thể mới thay thế cho nhiều chữ Hán phồn thể.
  • Vừa hợp lại bộ phận chữ, vừa đổi phần ý nghĩa của chữ nọ thành chữ có nét đơn giản, giữ nguyên ý nghĩa của chữ đó.

Bên cạnh đó có lúc chữ Hán giản thể hợp lại những chữ hiếm thấy, ít dùng, cách đọc khác nhau, ý nghĩa nguồn gốc chữ cũng không liên quan gì với nhau.

Chữ truyền thừa

Theo nghĩa rộng chữ truyền thừa là chữ Hán được truyền lại trong lịch sử, phần lớn chủ yếu là lối viết Khải thư sau cuộc lệ biến và vẫn còn dùng đến nay, có lịch sử hơn hai nghìn năm. Đối với Hồng Kông, Macau, và Đài Loan, “chữ truyền thừa” là chữ Hán truyền thống đang dùng; theo nghĩa đen là chữ Hán không được “Tổng bảng chữ Hán giản thể” giản ước. Chữ Hán mẫu mực đang được dùng ở Trung Quốc chủ yếu bao gồm chữ Hán giản thể và chữ truyền thừa không qua giản ước và dùng phông chữ mới.

Theo nghĩa hẹp “chữ Hán phồn thể” là chỉ những chữ có lối giản. Nếu không có thì thuộc về thứ chữ truyền thừa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chữ thông hành ở Hồng Kông, Macau, và Đài Loan sẽ gọi hết thảy là “chữ Hán phồn thể”, chữ Hán tiêu chuẩn ở Trung Quốc Đại Lục bao gồm chữ Hán được giản thể và chữ truyền thừa không được giản ước thì gọi bằng “chữ Hán giản thể”. Không phải “chữ Hán phồn thể” nào cũng phức tạp hơn chữ Hán giản thể. Có rất nhiều thí dụ của cái gọi là “nhất giản đa phồn”.

Tiếng Trung giản thể trong biên dịch tài liệu

Tiếng Trung giản thể là sự đơn giản hóa của tiếng Trung phồn thể nên nó có ít nét hơn. Điều này khiến cho việc dịch thuật tài liệu được biết bằng Trung giản thể cũng đơn giản hơn so với tiếng Trung phồn thể.

Trong một số tài liệu được viết bằng tiếng Trung giản thể, người ta vẫn có thể sử dụng tiếng Trung phồn thể cho những từ vựng, cách diễn đạt mà không thể dùng tiếng giản thể để thể hiện. Đây là một khó khăn trong việc dịch thuật tài liệu tiếng Trung giản thể. Nguyên nhân là vì người biết tiếng Trung phồn thể có thể dễ dàng đọc, hiểu được tiếng Trung giản thể nhưng người biết tiếng Trung giản thể chưa chắc có thể hiểu được tiếng Trung phồn thể. Do đó, việc dịch tài liệu tiếng giản thể còn đòi hỏi ở người dịch khả năng tìm kiếm, chọn lọc tư liệu.

Tiếng Trung giản thể hiện tại được rất nhiều người sử dụng vì sự đơn giản của nó. Tiếng Trung giản thể xuất hiện ở hầu hết những tài liệu từ những tài liệu chuyên ngành đến những tài liệu cá nhân hay tài liệu doanh nghiệp. Vì quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới nên hầu như các tài liệu doanh nghiệp, các hợp đồng đều được soạn thảo bằng tiếng Trung giản thể.

Học Tiếng Trung có nên học giản thể hay không?

Khi học Tiếng Trung nên học giản thể hay phồn thể? Đây hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn chuẩn bị học tiếng Trung vẫn luôn thắc mắc. Vậy thì đây là câu trả lời mà chúng tôi đã khuyên bạn.

Nếu như bạn là người Việt Nam hoặc người phương Tây đã quen với những ký tự Latin, hơn nữa lại là lần đầu tiên học tiếng Trung thì tốt nhất nên chọn học chữ giản thể. Đơn giản là vì nó ít nét hơn, dễ nhớ và dễ viết hơn chữ phồn thể.

Ở Trung Quốc đại lục, phần lớn họ sử dụng là tiếng phổ thông – chữ Giản thể – 简体  /Jiǎntǐ/. Hiện tại Tiếng Trung Giản thể là ngôn ngữ chính thức của họ. Vì vậy, nếu bạn muốn học Tiếng Trung để phục vụ cho công việc hay phục vụ cho việc học tập, hoặc bạn muốn tới Trung Quốc để đi du học Trung Quốc thì tốt hơn hết là bạn nên học chữ giản thể.

Học Tiếng Trung có nên học giản thể hay không?

Kết luận

Thông qua những thông tin trên đây, văn phòng dịch thuật công chứng gần đây hi vọng bạn sẽ biết được Tiếng Trung giản thể là gì, cũng như đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất khi bắt đầu học Tiếng Trung. Mong rằng trên con đường học tập Tiếng Trung, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *