Tiếng Trung Phồn Thể Và Giản Thể Là Gì? Cách Phân Biệt

tiếng trung phồn thể

Tiếng Trung phồn thể là gì? Mới bắt đầu có nên học Tiếng Trung phồn thể hay không? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn phân vân khi bắt đầu học tiếng Trung. Để biết thêm những thông tin về Tiếng Trung phồn thể, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nó.

tiếng trung phồn thể

 

Tiếng Trung phồn thể là gì?

Tiếng Trung phồn thể là cách gọi dùng để phân biệt cách viết chữ với Tiếng Trung Giản thể, chứ hoàn toàn không có liên quan đến cách phát âm tiếng Trung.

Tiếng Trung phồn thể hay thường được gọi là chữ phồn thể là loại chữ truyền thống của Trung Quốc.

Tiếng Trung phồn thể là loại chữ rất đẹp – thường được xem như là tinh hoa của văn minh Trung Quốc, là đối tượng để thể hiện tính nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ phồn thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở con chữ. Chữ phồn thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì sẽ nhớ rất sâu và rất lâu

Tiếng Trung phông thể hiện tại được sử dụng nhiều ở các khu vực

  • Đài Loan
  • Hồng Kông
  • Ma Cao

Ngoài ra, những vùng khách ở Trung Quốc cũng hay sử dụng Tiếng Trung phồn thể.

Tiếng Trung phồn thể hay thường được gọi là chữ phồn thể là loại chữ truyền thống của Trung Quốc. Trước năm 1950, tiếng Trung phồn thể chỉ đơn giản được gọi là tiếng Trung. Tuy nhiên sau đó, khi có sự ra đời của một loại chữ Trung đơn giản hơn thì loại chữ tiếng Trung truyền thống này được gọi là tiếng Trung phồn thể.. Các kí tự của tiếng Trung phồn thể được gọi là “ký tự tiêu chuẩn”, “kí tự chính thống”, “ký tự phức tạp” hay “ký tự tiếng Trung đầy đủ”.

Lịch sử của Tiếng Trung phồn thể

Với tư cách là ngôn ngữ truyền thống của Trung Quốc,  Vào thời Trung Quốc cổ đại, mỗi triều đại khác nhau lại có các hệ thống chữ viết khác nhau, nhưng đến triều đại nhà Hán, hệ thống chữ viết đã được cố định lại và về cơ bản thì nó không thay đổi cho đến ngày nay. Tiếng Trung phồn thể đã xuất hiện lần đầu cùng với những tài liệu ghi chép từ triều đại nhà Hán và được ổn định tương đối vào thế kỉ thứ V bao gồm cả thời Nam triều và Bắc triều.

Tiếng phồn thể thực sự là một thách thức lớn đối với bất kỳ ai muốn đã và đang học tiếng Trung, thậm chí đối với cả người Trung Quốc. Người Trung Quốc thời xưa sử dụng các kí tự có khả năng phác họa sự vật, sự việc để tạo thành chữ viết. Theo thời gian, hệ thống ký tự đó phát triển ngày càng phức tạp, tinh vi và được gọi là tiếng Trung phồn thể.

Cũng chính vì do nó rất khó tiếp thu, khó ghi nhớ nên trước năm 1950, tỷ lệ người mù chữ ở Trung Quốc vô cùng cao, lên đến hơn 80%. Đây là một tình trạng đầy báo động cho chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ.

Nhận thức được tình trạng khủng hoảng đọc viết khi đó  của đất nước, năm 1950 Đảng Trung Quốc đẩy mạnh việc giản thể ngôn ngữ. Từ đó tiếng Trung giản thể ra đời và giải quyết nạn mù chữ của Trung Quốc.

Sự ra đời của tiếng Trung giản thể mặc dù đã giúp đơn giản hóa việc học tiếng Trung nhưng không có nghĩa là tiếng Trung phồn thể sẽ mất đi. Hiện nay, tiếng Trung phồn thể chủ yếu được sử dụng chủ yếu ở Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan. Còn tiếng Trung giản thể được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc đại lục, Singapore, Malaysia. Hơn nữa tiếng Trung giản thể cũng là ngôn ngữ chính trong tất cả các sách giáo khoa, trong những ấn phẩm, tài liệu học tập, tham khảo,…

Ý nghĩa của con chữ trong Tiếng Trung phồn thể

Như đã nói ở trên, tiếng Trung phồn thể được người Trung Quốc xưa dùng để ghi lại những câu chuyện lịch sử dân tộc, những nếp sống của người Trung Hoa từ ngàn đời, vì vậy, trong mỗi chữ phồn thể chứa đựng những tư tưởng, quan niệm của người Trung Quốc về cuộc sống, những câu chuyện liên quan đến gia đình, đến tình làng nghĩa xóm, chữ lễ,… Khi nhìn mặt chữ Tiếng Trung phồn thể, người đọc có thể nhìn thấy ý nghĩa của nó thông qua việc phân tích những bộ trong chữ đó.

Những người biết tiếng Trung phồn thể có thể dễ dàng đọc hiểu tiếng Trung giản thể, những người chỉ biết tiếng Trung giản thể thì chưa chắc đã có thể đọc được các tài liệu được viết bằng tiếng Trung phồn thể. Sau đây là một số ví dụ để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về điểm này:

親 ( chữ phồn thể) → bỏ bộ “kiến” 見 → 亲 (chữ giản thể)

Chữ “thân” phồn thể dùng để chỉ tình thân trong gia đình, sự ruột thịt, máu mủ đã bị lược bỏ bộ kiến ở bên phải, tức là “thân bất kiến”, nghĩa là có gia đình nhưng lại không ngó ngàng đến.

愛 (chữ phồn thể) → bỏ bộ “tâm” 心 → 爱 (chữ giản thể)

Chữ “ái” phồn thể sau khi bị bỏ đi bộ tâm ở giữa sẽ thành “ái bất tâm” nghĩa là yêu mà không có trái tim.

Ý nghĩa của con chữ trong Tiếng Trung phồn thể

Số nét của Phồn thể

Để phân biệt phồn thể và giản thể, điều dễ dàng nhất đó là nhìn vào số nét của chúng. Đây cũng là một dấu hiệu để dễ dàng nhận biết đâu là chữ Phồn thể và đâu là chữ Giản thể.

Giản thể sử dụng ít ký tự hơn trong tổng số, thường sử dụng một ký tự duy nhất để đại diện cho các từ có nghĩa khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau.

Còn phồn thể, mỗi từ có một ký tự riêng biệt không chie vậy các ký tự trong chữ phồn thể truyền thống thường phức tạp hơn.

Tất cả các ký tự Trung Quốc ban đầu đều giống nhau, vì vậy không phải tất cả các loại giản thể đều được rút ngắn lại từ phồn thể, mà một số chữ vẫn được giữ lại như cũ, giống nhau trong cả hai hệ thống chữ viết. Điều này có thể là do các chữ này đã quá đơn giản nên không cần phải thay đổi chúng.

Dưới đây là là bảng so sánh số nét giữa phồn thể và giản thể:

Nghĩa Tiếng Việt Tiếng Trung phồn thể Tiếng Trung giản thể
Mì, bún
Tự động 自動 自动
Quá đáng 過分 过分
Thái độ 態度 态度
Rùa
Phong lan
Rồng
Quan trọng 重要 重要
Trọng lượng 重量 重量
Tự động 自動 自动
Quá đáng 過分 过分
Thái độ 態度 态度

Tiếng Trung phồn thể trong biên phiên dịch.

Tiếng Trung phồn thể là thử thách không hề dễ,không chỉ đối với người học tiếng Trung mà còn đối với những người đang nghiên cứu về tiếng Trung. Đối với các tài liệu bằng tiếng Trung phồn thể, biên dịch viên phải là người có trình độ ngôn ngữ cao và có nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với tiếng Trung phồn thể để có thể dịch tài liệu chính xác nhất.

Tiếng Trung phồn thể là chữ truyền thống của Trung Quốc, có rất nhiều nét, phức tạp và mang ý nghĩa sâu sắc. Chỉ một chữ Hán đã được tạo nên bằng hàng chục nét, kí tự nhỏ và đây cũng là khó khăn rất lớn trong việc học cũng như biên dịch tài liệu bằng tiếng Trung phồn thể.

Mỗi con chữ trong tiếng Trung phồn thể là có  cả một câu chuyện riêng. Nó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là tinh hoa văn hóa Trung Hoa được người xưa đúc kết và đem vào từng nét chữ. Do đó, đối với những tài liệu được viết bằng tiếng Trung phồn thể, bắt buộc người dịch phải có hiểu biết chuyên sâu về tiếng Trung phồn thể. Như vậy mới có thể dịch ra ý nghĩa nằm sâu những con chữ và truyền tải một cách trọn vẹn nhất những quan điểm, suy nghĩ của tác giả.

Những tài liệu được viết bằng tiếng Trung phồn thể thường là những văn tự cổ được lưu truyền lại từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước hoặc những tài liệu nghiên cứu sâu rộng về tiếng Trung phồn thể. Vì được sử dụng rộng rãi ở Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông nên bạn cũng có thể tìm được những tài liệu, sách báo,… được viết bằng tiếng Trung phồn thể ở những khu vực này.

Học Tiếng Trung có nên học phồn thể hay không?

Khi học Tiếng Trung nên học giản thể hay phồn thể? Đây hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn chuẩn bị học tiếng Trung vẫn luôn phân vân và thắc mắc. Vậy thì hiện tại chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn.

Nếu các bạn muốn tới những nơi như Đài Loan hoặc là Hồng Kông, Ma Cao để làm việc hoặc để học tập thì bạn tốt hơn hết bạn nên học tiếng Trung phồn thể đề thuận lợi cho bản thân mình. Vì ngoài Đài Loan dùng Tiếng Trung phồn thể như tiếng phổ biến, còn tại những địa phương khác như Hồng Kông hay Ma Cao thì vẫn đang giữ gìn và bảo tồn và phát huy.

Thêm nữa, những tài liệu văn thơ hoặc những sách, thơ cổ cũng được ghi chép lại bằng phồn thể. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn và sâu hơn về văn hóa hoặc Phong tục của người Trung Quốc thì cũng nên học tiếng Trung phồn thể, Học chữ phồn thể sẽ giúp bạn hiểu sâu xa ý nghĩa của tiếng Trung hơn.

Có nên học Giản Thể và Phồn Thể cùng một lúc không?

Tiếng Trung Giản thể là giản lược của Tiếng Trung phồn thể, vì vậy nó có ít sôd nét hơn. Tiếng Trung Phồn thể lại là chữ viết truyền thống chứa đựng những câu chuyện được ẩn trong từng nét chữ nên sở hữu nhiều nét hơn. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn hãy học tốt một dạng trước, sau đó hãy học tiếp đến dạng khác, không nên học hai dạng cùng một lúc. Vì học cùng một lúc nên chúng ta cần phải học hai lần, thời gian học cũng sẽ dài hơn và gặp nhiều khó khăn hơn.

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là nên tìm hiểu về cả tiếng Trung phồn thể và giản thể. Bởi nó sẽ giúp bạn linh động hơn khi tiếp cận với người bản xứ, phục vụ hiệu quả cho công việc và học tập cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp và hiểu biết.

Có nên học Giản Thể và Phồn Thể cùng một lúc không?

Kết luận

Thông qua những thông tin dịch vụ dịch thuật trên, bạn hẳn đã biết được nhiều thông tin hơn về Tiếng Trung phồn thể. Với những thông tin qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn ra loại chữ học phù hợp với mong muốn của mình. Mong rằng, trên con đường học tập tiếng Trung, bạn sẽ thu về được nhiều thành quả như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *